I. Tính bazơ của amin Một số điều cần lưu ý về tính bazơ của amin: Các amin đều phản ứng được với các axit như \[{\text{HCl, HN}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{\text{, }}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}{\text{, C}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{COOH, C}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{ = CHCOOH}}...\] Bản chất của phản ứng là nhóm chức amin phản ứng với ion tạo ra muối amoni. \[{\text{ - N}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{ + }}{{\text{H}}^{\text{ + }}} \to - {\text{NH}}_{\text{3}}^{\text{ + }}\] (Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc 2 và bậc 3). Các amin no còn phản ứng được với dung dịch muối của một số kim loại tạo hiđroxit kết tủa. Ví dụ: \[{\text{ - N}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{ + F}}{{\text{e}}^{{\text{3 + }}}}{\text{ + }}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}} \to {\text{NH}}_{\text{3}}^{\text{ + }}{\text{ + }}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}\] (Phản ứng xảy ra tương tự với amin bậc 2 và bậc 3). Phương pháp giải bài tập về amin chủ yếu là sử dụng định luật bảo toàn khối lượng. Đối với các amin chưa biết số nhóm chức thì lập tỉ lệ \[{\text{T = }}\frac{{{{\text{n}}_{{{\text{H}}^{\text{ + }}}}}}}{{{{\text{n}}_{{\text{amin}}}}}}\] để xác định số nhóm chức amin II. Phản ứng của amin với HNO2 Một số điều cần lưu ý về phản ứng của amin với axit nitrơ Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ. Ví dụ: \[{{\text{C}}_{\text{2}}}{{\text{H}}_{\text{5}}}{\text{N}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{ + HONO}} \to {{\text{C}}_{\text{2}}}{{\text{H}}_{\text{5}}}{\text{OH + }}{{\text{N}}_{\text{2}}} \uparrow {\text{ + }}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}\] Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni \[{{\text{C}}_{\text{2}}}{{\text{H}}_{\text{5}}}{\text{N}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{ + HONO + HCl}}\xrightarrow{{0 - {5^0}C}}\mathop {{{\text{C}}_{\text{2}}}{{\text{H}}_{\text{5}}}{\text{N}}_{\text{2}}^{\text{ + }}{\text{C}}{{\text{l}}^{\text{ - }}}}\limits_{{\text{phenylđiazoni}}\,\,{\text{clorua}}} {\text{ + 2}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{O}}\] Phương pháp giải bài tập dạng này chủ yếu là tính toán theo phương trình phản ứng III. Phản ứng của muối amoni với dung dịch kiềm Một số điều cần lưu ý về phản ứng của muối amoni với axit dung dịch kiềm: Dấu hiệu để xác định một hợp chất là muối amoni đó là : Khi hợp chất đó phản ứng với dung dịch kiềm thấy giải phóng khí hoặc giải phóng khí làm xanh giấy quỳ tím. Các loại muối amoni gồm: Muối amoni của amin hoặc \[{\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}\] với axit vô cơ như \[{\text{HCl, HN}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{\text{, }}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}{\text{, }}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{C}}{{\text{O}}_{\text{3}}}\]…. Muối amoni của amin no với \[{\text{HN}}{{\text{O}}_3}\] có công thức phân tử là \[{{\text{C}}_{\text{n}}}{{\text{H}}_{{\text{2n + 4}}}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{{\text{N}}_{\text{2}}}\]; Muối amoni của amin no với \[{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{S}}{{\text{O}}_{\text{4}}}\] có hai dạng: muối axit là \[{{\text{C}}_{\text{n}}}{{\text{H}}_{{\text{2n + 5}}}}{{\text{O}}_{\text{4}}}{\text{NS}}\]; muối trung hòa là \[{{\text{C}}_{\text{n}}}{{\text{H}}_{{\text{2n + 8}}}}{{\text{O}}_{\text{4}}}{{\text{N}}_{\text{2}}}{\text{S}}\]; Muối amoni của amin no với \[{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{C}}{{\text{O}}_{\text{3}}}\] có hai dạng: muối axit là \[{{\text{C}}_{\text{n}}}{{\text{H}}_{{\text{2n + 3}}}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{\text{N}}\]; muối trung hòa là \[{{\text{C}}_{\text{n}}}{{\text{H}}_{{\text{2n + 6}}}}{{\text{O}}_{\text{3}}}{{\text{N}}_{\text{2}}}\]. Muối amoni của amin hoặc \[{\text{N}}{{\text{H}}_{\text{3}}}\] với axit hữu cơ như \[{\text{HCOOH, C}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{COOH, C}}{{\text{H}}_{\text{2}}}{\text{ = CHCOOH}}\]…. Muối amoni của amin no với axit no, đơn chức có công thức phân tử là \[{{\text{C}}_{\text{n}}}{{\text{H}}_{{\text{2n + 3}}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{\text{N}}\]; Muối amoni của amin no với axit không no, đơn chức, phân tử có một liên kết đôi \[{\text{C = C}}\] có công thức phân tử là \[{{\text{C}}_{\text{n}}}{{\text{H}}_{{\text{2n + 1}}}}{{\text{O}}_{\text{2}}}{\text{N}}\]. Để làm tốt bài tập dạng này thì điều quan trọng là cần phải xác định được công thức của muối amoni. Sau đó viết phương trình phản ứng để tính toán lượng chất mà đề bài yêu cầu. Nếu đề bài yêu cầu tính khối lượng chất rắn sau khi cô cạn dung dịch thì cần lưu ý thành phần của chất rắn là muối và có thể có kiềm dư. Nếu gặp bài tập hỗn hợp muối amoni thì nên sử dụng phương pháp trung bình kết hợp với định luật bảo toàn khối lượng để tính toán.