A. LÝ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP
1. Khái niệm
Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau
Ví dụ:
Polietilen \[{\left( {{\rm{ – C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ – C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ – }}} \right)_{\rm{n}}}\] do các mắt xích \[{{\rm{ – C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ – C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ – }}}\] liên kết nhau
Nilon-6 \[{\left( {{\rm{ – NH – }}{{\left[ {{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}} \right]}_5}{\rm{ – CO – }}} \right)_{\rm{n}}}\] do các mắt xích \[{{\rm{ – NH – }}{{\left[ {{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}} \right]}_5}{\rm{ – CO – }}}\] tạo nên
\[{\rm{n}}\]: là hệ số polime hóa (hay độ polime hóa)
Polime thường là hỗn hợp của các phân tử có hệ số polime hóa khác nhau nên đôi khi người ta còn dùng khái niệm hệ số polime hóa trung bình, \[{\rm{n}}\] càng lớn, phân tử khối của polime càng cao.
Các phân tử tạo nên mắt xích gọi là monome. Ví dụ polietilen được tạo từ các monome \[{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\]
2. Phân loại
Theo nguồn gốc:
Polime có nguồn gốc từ thiên nhiên như cao su, xenlulozơ…
Polime tổng hợp (do con người tổng hợp nên) như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit…
Polime bán tổng hợp (do con người chế hóa một phần polime thiên nhiên) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco…
Theo cách tổng hợp:
Trùng hợp và trùng ngưng
Trùng hợp là kết hợp nhiều monome giống nhau hoặc tương tự nhau thành phân tử lớn (polime)
Trùng ngưng là kết hợp nhiều monome thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác
Ví dụ:
Theo cấu trúc:
Mạch không phân nhánh như PVC, PE, PS, cao su, xenlulozơ, tinh bột…
Mạch nhánh như amilozơpectin, glicogen
Cấu trúc mạng không gian nhựa bakelit (\[{{\rm{(}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{\rm{ – }}{{\rm{H}}_{\rm{6}}}{\rm{ – O}}{\rm{.C – }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ – O)}}_{\rm{n}}}\]), cao su lưu hóa…
3. Danh pháp
\[{{\rm{Tên}}\,\,{\rm{polime = poli + tên}}\,\,{\rm{monome}}}\]
Ví dụ:
\[\begin{array}{l}
{\left( {{\rm{ – C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ – C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ – }}} \right)_{\rm{n}}}{\rm{: polietilen}}\\
{\left( {{\rm{ – }}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{10}}}}{{\rm{O}}_{\rm{5}}}{\rm{ – }}} \right)_{\rm{n}}}{\rm{: polisaccarit}}
\end{array}\]
Nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên thì tên monome để trong ngoặc đơn
Ví dụ:
Một số có tên riêng (tên thông thường).
Ví dụ: